KHÁM PHÁ CHÙA BÁI ĐÍNH - KHÔNG GIAN LINH THIÊNG VÀ ĐỘC ĐÁO

KHÁM PHÁ CHÙA BÁI ĐÍNH - KHÔNG GIAN LINH THIÊNG VÀ ĐỘC ĐÁO

Chùa Bái Đính nằm trên hành trình tâm linh tuyệt đẹp của miền bắc bao gồm Chùa Hương Hà Nội, Tam Chúc Hà Nam, Yên Tử Quảng Ninh và Bái Đính Ninh Bình. Chùa Bái Đính tọa lạc trên sườn núi, giữa thung lũng mênh mông hồ và núi đá là một ngôi chùa với kiến trúc hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống, được ca ngợi là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.

1. Vị trí

Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Nổi tiếng với kiến trúc hoành tráng và quy mô rộng lớn, chùa Bái Đính đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

2. Lịch sử của ngôi chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính được xây dựng từ thế kỷ 11, trải qua hơn 1000 năm lịch sử giữa vùng đất cố đô, gắn liền với ba triều đại phong kiến lớn của Việt Nam: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Theo truyền thuyết, chùa được thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập vào năm 1136. Tương truyền rằng vào thời Lý, Đức Thánh Nguyễn Minh Không đã đến núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua. Khi đến đây, ông nhận ra rằng đây là vùng đất tiên cảnh, có thế núi hướng về phía Tây như chầu về đất Phật. Ngoài ra, rừng núi nơi đây cũng có vô vàn cây thuốc quý, thế nên ông đã quyết định dừng chân và xây dựng chùa tại đây.

Sở dĩ chùa được đặt tên là Bái Đính là bởi vì, theo quan niệm người xưa, Bái có nghĩa là lễ bái, cúng bái đất thời, Tiên Phật. Trong khi đó, Đính lại có nghĩa là đỉnh, là tọa lạc nơi cao. Bởi thế nên Bái Đính chó nghĩa là cúng bái trời đất, Tiên Phật ngự ở trên cao. Ngoài ra, tên gọi "Bái Đính" còn gắn liền với ngọn núi Đính - nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc. Núi Đính như một biểu tượng cho tinh thần quật cường, ý chí kiên cường của người Việt Nam.

Ngày 23 tháng 6 năm 2014, Quần thể Danh thắng Tràng An (trong đó có chùa Bái Đính) đã được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận là Di sản Thế giới hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam về văn hóa và thiên nhiên.

3. Kiến trúc của chùa Bái Đính

Cho đến nay, quần thể chùa Bái Đính gồm có một khu chùa cổ và một khu chùa mới xây dựng từ năm 2003. Nếu ngôi chùa cũ khiêm nhường nép mình giữa núi rừng xanh thẳm, mang vẻ đẹp cổ kính, thanh tịnh thì ngôi chùa mới đồ sộ, lộng lẫy lại nổi bật giữa núi non hùng vĩ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam và sử dụng những khối đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm, tạo nên một tổng thể kiến trúc ấn tượng.

Quần thể chùa Bái Đính bao gồm nhiều hạng mục công trình ấn tượng như: Điện Quan Âm, đền thờ Hai Bà Trưng, tháp Phát Đạt, khu vườn Cột, vườn Bái Đính,... Nơi đây không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, quy mô rộng lớn mà còn bởi những kỷ lục phi thường đã được ghi nhận, khẳng định vị thế của mình như một trong những quần thể chùa lớn nhất Việt Nam. Chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chùa có chuông đồng lớn nhất Việt Nam, có Bảo tháp cao nhất châu Á, có khu chùa rộng nhất việt Nam, hành lang La Hán dài nhất châu Á, ...

Đến chùa Bái Đính bạn có thể ưu tiên tham quan một số điểm nổi bật với nhiều câu chuyện truyền thuyết kỳ bí.

Hang sáng, động tối

Lên thăm hang động ở núi Bái Đính phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Hang sáng là nơi thờ Thần và Phật, đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần uy nghiêm vẻ mặt dữ dằn, sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật.

Động Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng. Trong động tối có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống.

Đền thờ thánh Nguyễn

Trong đền thờ đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không - người sáng lập chùa Bái Đính. Một lần lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho vua ông vô tình phát hiện ra một hàng động đẹp mà hợp thế nên xây chùa thờ Phật. Ông không chỉ là một danh ý nổi tiếng bốc thuốc cứu chữa giúp đỡ người dân mà ông còn được tôn là tổ sư nghề đúc đồng.

Giếng Ngọc

Giếng Ngọc gắn liền với truyền thuyết về Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, vị tổ sư sáng lập chùa, sử dụng nước giếng để sắc thuốc chữa bệnh cho vua và người dân. Giếng Ngọc được bao quanh bởi lan can đá tạo thành một vòng rộng lớn, nổi bật giữa khuôn viên rộng lớn phủ đầy cây xanh. Nhìn từ trên đại điện, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của giếng nước với màu xanh ngọc bích ấn tượng, tô điểm cho bức tranh tổng thể của Chùa Bái Đính thêm phần thanh tịnh và yên bình.

4. Kinh nghiệm đi du lịch chùa Bái Đính

Thời điểm đẹp nhất để tham quan khu danh thắng và quần thể chùa cổ Bái Đính là vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Thời điểm này Chùa Bái Đính thường tổ chức lễ hội chùa nên thu hút đông đảo mọi người và khách hành hương về đây viếng Phật, vãn cảnh chùa và cầu xin cho mọi điều bình an, may mắn trong năm mới.

Vì khuôn viên chùa rất rộng và nối liền với danh thắng Tràng An nên bạn có thể kết hợp thêm các chuyến tham quan và sử dụng dịch vụ liên quan với chi phí như sau:.

  • Thuê xe điện: 30.000 VND/ chiều
  • Khám phá danh thắng Tràng An: giá vé đi đò là 150.000 VND/người.
  • Vé xe điện: 60.000 VND/người
  • Vé tham quan Bảo tháp: 50.000 VND/người
  • Giá vé hướng dẫn viên: 300.000 VND/tour